Mụn mủ: Nguyên nhân, cách nhận biết, điều trị

Mụn mủ là tình trạng mụn mà rất nhiều người gặp phải. Mụn mủ gây mất thẩm mỹ nếu xuất hiện trên gương mặt nên chúng ta thường khó chịu và muốn xử lý chúng ngay. Tuy nhiên, đây là một dạng mụn nguy hiểm, nếu xử lý không đúng cách có thể làm phá hủy cấu trúc da, để lại sẽo lõm rất khó trị.

Mụn mủ là gì? Cách nhận biết

Mụn mủ là những vết sưng nhỏ trên da, lớn hơn mụn đầu trắng và mụn đầu đen nhưng nhỏ hơn mụn bọc.

Mụn mủ rất dễ nhận biết, chúng thường xuất hiện dưới dạng những vết sưng trắng hoặc vàng (mủ), được bao quanh bởi làn da đỏ, có thể đau khi chạm vào. Mụn mủ có thể mọc riêng lẻ hoặc cả cụm trên cùng một khu vực của cơ thể.

Mụn mủ dễ nhận biết nhưng cũng thường bị nhầm với mụn bọc. Mụn bọc tương tự như mụn mủ, cũng là vết sưng đỏ với mủ trắng. Tuy nhiên, mụn bọc có kích thước lớn hơn nhiều so với mụn mủ, phát triển sâu bên trong da và chứa rất nhiều mủ sâu, sờ vào cứng, đau. Mụn bọc chính là tình trạng viêm nặng của mụn mủ.

Mụn mủ có thể phát triển trên bất kỳ bộ phận nào, nhưng chúng phổ biến nhất ở lưng, ngực và mặt.

Mụn mủ là gì? Cách nhận biết 1

Nguyên nhân gây mụn mủ

Lỗ chân lông bị bít tắc. Lỗ chân lông bị bít tắc là nguyên nhân gốc rễ của bất kì loại mụn nào, bao gồm cả mụn mủ. Mụn mủ xảy ra khi các “bức tường” của lỗ chân lông bị phá vỡ bởi quá nhiều dầu thừa, bụi bẩn, vi khuẩn và da chết.

Cụ thể như sau:

  • Dầu thừa. Vì một số nguyên nhân, tuyến bã nhờn trên da bị kích thích hoạt động quá mức, dẫn tới da mặt bị thừa dầu, tế bào chết, bụi bẩn vón cục lại trong lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn P.acnes phát triển và sinh sôi.
  • Vi khuẩn P. acnes. P.acnes là chủng vi khuẩn kị khí, chủ yếu sống sâu trong nang và lỗ chân lông. Vi khuẩn này sử dụng bã nhờn, tế bào chết và các sản phẩm phụ từ trao đổi chất mô da xung quanh làm nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng chính. Khi da không được vệ sinh sạch sẽ, lỗ chân lông bị tắc nghẽn, loại vi khuẩn này sẽ nhân lên nhanh chóng gây viêm nhiễm, hình thành mụn mủ.
  • Do miễn dịch cơ thể. Cơ thể đang cố chống lại bụi bẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông. Mủ là một sản phẩm tự nhiên của hệ thống miễn dịch, thành phần chủ yếu là các tế bào bạch cầu đã chết.
  • Mụn trứng cá và viêm nang lông phát triển thành mụn mủ.

Nguyên nhân gây mụn mủ 1

Điều trị mụn mủ

Trị liệu không cần đơn

Trước khi gặp bác sĩ, những người bị mụn mủ thường sử dụng một số liệu pháp không cần kê đơn để điều trị mụn mủ. Các phương pháp này dễ tiếp cận, ít tốn kém hơn và ít gây các tác dụng phụ hơn so với các liệu pháp kê theo toa.

Các sản phẩm không kê toa dùng để trị mụn mủ là các sản phẩm có chứa benzoyl peroxide hoặc salicylic acid.

Benzoyl peroxide.

Là một thành phần nổi tiếng giúp điều trị mụn. Hoạt chất này hoạt động đặc biệt tốt đối với mụn mủ, nốt sẩn, mụn nang. Với mỗi sản phẩm, chúng có các nồng độ khác nhau để điều trị phù hợp cho tình trạng mụn từ nhẹ đến trung bình.

Benzoyl peroxide hoạt động bằng cách loại bỏ vi khuẩn và tế bào da chết, dầu thừa làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn.

Hoạt chất có thể được tìm thấy trong các sản phẩm điều trị mụn sau đây:

  • Kem trị mụn: thường được sử dụng 1-2 lần/ngày trên toàn bộ khu vực da như là một biện pháp điều trị và phòng ngừa
  • Sữa rửa mặt: sử dụng 1-2 lần/ngày giúp ngăn ngừa mụn trứng cá và điều trị các tổn thương hiện có
  • Xà phòng tắm: dùng để trị mụn mủ ở ngực, lưng và các vùng khác trên cơ thể
  • Gel bôi: thường chứa nồng độ Benzoyl peroxide cao và chỉ được bôi lên khu vực bị mụn mủ.

Trị liệu không cần đơn 1

Salicylic acid.

Là một loại axit beta-hydroxy (BHA) giúp điều trị mụn mủ bằng cách thâm nhập vào nang mủ, hòa tan các liên kết giữ các tế bào da với nhau (các tế bào trong niêm mạc nang lông của những người bị mụn thường có xu hướng nhân lên nhanh chóng và dính vào nhau. Axit salicylic hoạt động bằng cách hòa tan các liên kết này), đồng thời kích thích sự bong tróc của các tế bào da chết từ bên trong nang trứng, giúp lỗ chân lông trở nên thông thoáng. Salicylic acid có sẵn trên quầy với nồng độ 0,5% -2%.

Bạn có thể tìm thấy axit salicylic trong nhiều phương pháp trị mụn không cần kê đơn, từ sữa rửa mặt cho đến thuốc bổ, miếng lót thuốc và kem.

Điều trị mụn mủ bằng Salicylic acid có thể mất tới vài tuần để thấy được kết quả (đôi khi lên tới 4 tuần). Axit salicylic cũng có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng với các sản phẩm không kê đơn, nồng độ thấp của hoạt chất này không đủ để gây ra tác dụng phụ.

Trị liệu không cần đơn 2

Tinh dầu tràm trà.

Ngoài benzoyl peroxide và Salicylic acid, tinh dầu tràm trà cũng rất nổi tiếng trong việc điều trị mụn mủ.

Có các thành phần chính gồm hydrocacbon terpene, monoterpenes và sesquiterpenes. Đây là những hợp chất có tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Nhờ khả năng chống viêm, kháng khuẩn này, cộng với khả năng thẩm thấu sâu vào da, tinh dầu tràm trà rất hiệu quả trong việc điều trị mụn, làm giảm các nốt viêm tấy, sưng đỏ.

Trị liệu không cần đơn 3

Trị liệu kê đơn

Nếu việc sử dụng các phương pháp không kê đơn không mang lại hiệu quả, bạn có thể sẽ cần điều trị toàn thân. Phương pháp điều trị có thể là:

  • Kháng sinh đường uống
  • Liệu pháp hormon
  • Isotreretinoin

Kháng sinh.

Trong trường hợp bạn bị mụn mủ từ trung bình đến nặng, đặc biệt là mụn mủ tại ngực, lưng và vai, phương pháp kháng sinh toàn thân thường được coi là phương pháp điều trị tiếp theo. Kháng sinh đường uống đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm 52-67% số lượng tổn thương viêm do mụn mủ.

Hiệu quả điều trị mụn mủ bằng kháng sinh đường uống thường được thấy sau ít nhất 6 tuần điều trị. Nếu tình trạng mụn được kiểm soát và duy trì trong vài tháng, kháng sinh sẽ được ngưng dần và chỉ tiếp tục điều trị tại chỗ với thuốc bôi chứa benzoyl peroxide hoặc salicylic acid.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể xem xét một số sản phẩm Retinoids tại chỗ kết hợp với kháng sinh đường uống để hiệu quả điều trị tốt hơn và nhanh hơn.

Trị liệu kê đơn 1

Liệu pháp nội tiết.

Phương pháp này có hiệu quả với những phụ nữ bị mụn mủ do rối loạn nội tiết, dư thừa androgen. Liệu pháp này còn gọi là liệu pháp antiandrogen.

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê thuốc tránh thai đường uống chỉ chứa estrogen để điều trị mụn mủ. Hiệu quả điều trị có thể thấy sau 3-6 tháng.

Điều trị mụn mủ bằng antiandrogen đơn thuần có thể thành công 50% và mụn có thể tái phát khi ngưng sử dụng. Vì thế, để nâng cao hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kê kết hợp antiandrogen với các thuốc bôi hoặc kháng sinh đường uống.

Nếu tránh thai đường uống không có hiệu quả, bác sĩ cũng có thể bổ sung thêm antiandrogen spironolactone. Spironolactone là một chất ức chế 5α-reductase, được sử dụng một mình hoặc như một chất bổ sung với liều 50-200 mg/ngày, được chứng minh là có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng mụn mủ.

Spironolactone trước khi được kê sẽ được bác sĩ cảnh báo về các tác dụng phụ có thể xảy ra, như: tăng kali máu, rối loạn kinh nguyệt và nữ tính hóa thai nhi nam, vv.

Trị liệu kê đơn 2

Isotretinoin.

Isotretinoin có khả năng ảnh hưởng đến tất cả các các cơ chế gây ra mụn mủ. Nó thay đổi keratin nang trứng bất thường, giảm sản xuất bã nhờn 70%, giảm khuẩn P. acnes và chống viêm.

Chỉ định cho isotretinoin bao gồm: mụn trứng cá nặng, sẹo, sử dụng kháng sinh đường uống hoặc liệu pháp hormone sau 4 tháng cải thiện dưới 50%.

Điều trị bằng isotretinoin phải được theo dõi cẩn thận vì các tác dụng phụ của chúng rất mạnh, bao gồm: tăng triglyceride máu, gây quái thai mạnh, viêm tụy, nhiễm độc gan, chứng loạn sắc máu, tăng trương lực, đóng cửa biểu mô sớm, mù đêm, gây phản ứng da nghiêm trọng (chẳng hạn như ban đỏ, hội chứng Stevens–Johnson (SJS), hoại tử biểu bì,…), vv.

Trước khi bắt đầu điều trị bằng isotretinoin đường uống, bệnh nhân cần phải làm một số xét nghiệm như: đo lipid máu trong huyết thanh, công thức máu, xét nghiệm men gan và đường huyết, thử thai cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Trong quá trình điều trị, những xét nghiệm này sẽ được lặp lại theo chu kỳ hàng tháng. Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, cần sử dụng hai hình thức tránh thai trong và một tháng sau khi điều trị, trừ khi bệnh nhân đã cắt bỏ tử cung hoặc kiêng quan hệ tình dục.

Trị liệu kê đơn 3

Những phương pháp điều trị vật lý có sẵn

Các phương pháp điều trị vật lý có sẵn cho mụn mủ là: lột hóa chất, microdermabrasion (điều trị siêu mài mòn da), tiêm cortico-steroid, liệu pháp quang động ánh sáng xanh, tiêm chất làm đầy và sử dụng laser.

Những điều nên hỏi bác sĩ khi điều trị mụn mủ

Dưới đây là một số câu hỏi cơ bản mà bạn nên hỏi bác sĩ để biết rõ hơn quá trình điều trị mụn mủ của mình, đừng ngần ngại.

  • Bạn đang sử dụng phương pháp điều trị nào?
  • Nếu điều trị đầu tiên không hiệu quả, sẽ sử dụng phương pháp gì tiếp theo?
  • Các loại thuốc uống này có tác dụng phụ không? Sử dụng thuốc an toàn như thế nào?
  • Bao lâu sau khi bắt đầu điều trị, các triệu chứng bắt đầu cải thiện?
  • Có an ngưng dùng thuốc nếu các triệu chứng không cải thiện không?
  • Những bước tự chăm sóc để nâng cao hiệu quả điều trị là gì?
  • Có cần thay đổi chế độ ăn uống không?
  • Có đề xuất nào cho các sản phẩm không kê đơn mà tôi đang sử dụng trên da của mình không? Bao gồm: sữa rửa mặt, kem dưỡng da, kem chống nắng và mỹ phẩm.
  • Khi nào nên tái khám?

Những điều nên hỏi bác sĩ khi điều trị mụn mủ 1

Hỗ trợ nâng cao điều trị mụn mủ

Cùng với việc trị liệu kê đơn hoặc không kê đơn, trong quá trình điều trị mụn mủ, bạn nên thực hiện một số điều sau để hiệu quả điều trị được nâng cao.

Rửa sạch mặt

Hai lần một ngày, bạn cần rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt và nước ấm. Nếu bạn có xu hướng phát triển mụn mủ quanh chân tóc, hãy gội đầu mỗi ngày và nhớ chỉ nên gãi nhẹ nhàng.

Sữa rửa mặt phù hợp với da bị mụn mủ là các dòng sữa rửa mặt dịu nhẹ (có pH từ 5 đến 6), không có các chất làm se hay tẩy mạnh. Khi rửa mặt, bạn cũng nên rửa nhẹ nhàng để tránh làm vỡ mụn, khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

Rửa sạch mặt 1

Tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết là quá trình loại bỏ bã nhờn và lớp tế bào da đã chết đi, nhằm ngăn chặn việc lỗ chân lông bị tắc nghẽn, từ đó giúp cho các phương pháp điều trị mụn mủ được hiệu quả hơn. Nó còn giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết sẹo và sự thâm sau mụn.

Có rất nhiều sản phẩm tẩy da chết có sẵn tại các cửa hàng bán đồ mỹ phẩm chính hãng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự làm mặt nạ tẩy da chết tại nhà bằng cách:

  1. Trộn các phần bằng nhau đường (hoặc muối) và dầu dừa.
  2. Thoa nhẹ nhàng hỗn hợp trên lên mặt sau đó rửa sạch.

Mỗi tuần bạn nên tẩy da chết từ 1-2 lần.

Tẩy tế bào chết 1

Tránh các chất gây kích ứng

Trong thời gian bị mụn mủ, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa dầu hoặc nhờn, các sản phẩm làm tóc hoặc kem che khuyết điểm.

Chống nắng cho da

Ánh sáng mặt trời sẽ làm tình trạng mụn mủ trở nên tồi tệ hơn, và một số loại thuốc trị mụn cũng làm cho bạn dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời hơn. Vì thế, hãy bảo vệ da khỏi ánh nắng trực tiếp bằng cách: Sử dụng mũ, nón, áo chống nắng, khẩu trang, các loại kem chống nắng dành cho da mụn.

Không chạm, nặn mụn

Việc chạm và nặn mụn sẽ khiến các nốt mủ vỡ ra, vi khuẩn từ nốt mụn sẽ lây lan sang các vùng da lành, khiến da nổi nhiều mụn hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên để vùng da mụn tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật như: điện thoại, mũ bảo hiểm, vòng cổ, ba lô, các loại dây đeo chật, vv.

Không chạm, nặn mụn 1

Tắm sau những hoạt động vất vả

Dầu và mồ hôi trên da là những nguyên nhân gây ra mụn mủ. Vì thế, sau những hoạt động phải đổ nhiều mồ hôi, bạn nên rửa mặt và tắm rửa sạch sẽ.

Thực hiện chế độ ăn với lượng đường huyết thấp

Mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và mụn đã được tranh luận trong nhiều năm. Các bằng chứng gần đây cho thấy chỉ số insulin và đường huyết có thể liên quan đến mụn. Ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng sản xuất bã nhờn trên da – một trong những nguyên nhân gây ra mụn mủ.

Chính vì thế, bạn nên thực hiện một chế độ ăn với lượng đường huyết thấp, hạn chế ăn bánh ngọt, bánh rán, kẹo, ngũ cốc xay, nước ngọt có gas, vv. Tích cực ăn nhiều trái cây, rau, các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt, vv.

Bổ sung kẽm

Những người bị mụn mủ thường có lượng kẽm thấp hơn những người có làn da khỏe mạnh.

Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của tế bào, sản xuất hormone, trao đổi chất và chức năng miễn dịch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung kẽm giúp giảm mụn.

Nếu không thể đảm bảo đủ kẽm trong bữa ăn hằng ngày, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung. Liều khuyến nghị là 30-40 mg nguyên tố kẽm mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống bổ sung kẽm.

Bổ sung kẽm 1

Giảm căng thẳng

Hormone cortisol – loại hormone được giải phóng ra khi cơ thể căng thẳng có một mối liên hệ với việc làm tăng sản xuất bã nhờn và viêm da, làm cho các nốt mụn mủ trở nên nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên quan giữa căng thẳng với sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của mụn.

Hơn nữa, căng thẳng còn làm chậm quá trình lành vết thương tới 40%, điều này có thể làm chậm quá trình liền sẹo do mụn mủ gây ra.

Vì thế, nếu muốn điều trị mụn mủ thành công, bạn nên tìm cách kiểm soát các căng thẳng của bản thân. Một số gợi ý có thể hữu ích cho bạn đó là:

  • Ngủ đủ giấc
  • Tập luyện thể thao
  • Tham gia vào các khóa học yoga, thiền, hít thở

Giảm căng thẳng 1

Tập thể dục thường xuyên

Vận động thể chất giúp thúc đẩy lưu thông máu khỏe mạnh. Sự gia tăng lưu lượng máu giúp nuôi dưỡng các tế bào da, ngăn ngừa mụn và hỗ trợ chữa lành các vết thương.

Tập thể dục cũng giúp hệ nội tiết hoạt động trơn tru, chính xác hơn, từ đó giúp nội tiết trong cơ thể cân bằng.

Vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi lần, mỗi tuần 3-5 buổi.

Sử dụng Vietlife Skincare Nano

Vietlife Skincare Nano là sản phẩm trị mụn ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT trên thị trường hiện nay sử dụng công nghệ nano hóa các thành phần dược liệu.

Sử dụng Vietlife Skincare Nano 1

Nhờ công nghệ Nano độc quyền Sol-Gel từ Giáo sư Nguyễn Đức Nghĩa (Nguyên Phó viện trưởng Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), các thành phần dược liệu quý có trong sản phẩm Vietlife Skincare Nano được nano hóa thành các hạt có kích thước siêu nhỏ (16+-2nm), thông minh, giúp thẩm thấu cực nhanh trên da vào các tế bào bệnh, sau đó hoạt động mạnh trên các tế bào mụn mủ, giúp giảm viêm, giảm mụn.

Vietlife Skincare Nano đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ những khách hàng tin tưởng lựa chọn và sử dụng, một trong số đó là Mei Chan – Vlogger du học Hàn Quốc. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Video review Skincare Nano của Mei Chan: TẠI ĐÂY, và review của nhiều bạn trẻ khác: TẠI ĐÂY

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Vietlife Skincare Nano, bạn có thể xem: TẠI ĐÂY

Khi nào mụn mủ cần chăm sóc y tế?

Nếu bạn gặp các triệu chứng nào sau đây cũng với mụn mủ, bạn nên đến phòng cấp cứu gần nhất ngay lập tức:

  • Mụn đột nhiên phun ra khắp mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể (đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhiễm khuẩn)
  • Sốt
  • Vùng da bị mụn trở nên ấm
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau ở vùng bị mụn mủ
  • Mụn mủ lớn và gây đau đớn nhiều

Tổng kết

Mụn mủ gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ. Nhưng nếu điều trị đúng cách, chúng sẽ giảm mức độ nghiêm trọng và biến mất.

Có nhiều phương pháp điều trị mụn mủ khác nhau, bao gồm cả kê đơn và không kê đơn. Các liệu pháp này đều nhắm đến một hoặc nhiều cơ chế sinh ra mụn trứng cá. Nếu bị mụn ở tình trạng nhẹ đến trung bình, bạn có thể sử dụng các sản phẩm không kê đơn, tự điều trị tại nhà. Nếu tình trạng mụn mủ nặng, bạn nên tới các chuyên khoa da liễu để khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Nếu muốn được tư vấn về mụn mủ hoặc các loại mụn nói chung, bạn có thể gọi tới số 0914 307 022 hoặc để lại bình luận cuối bài viết, các chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể hơn.

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: cách trị mụn đầu đencách trị sẹo và vết thâm trên mặtcách trị mụn viêmcách chữa mụn viêm tại nhà

5/5 (1 Review)
Có thể bạn quan tâm:
minigame từ 15/11 - 30/11 review hay nhận quà ngay
hướng dẫn mua hàng
đặt mua hàng

NHẬN NGAY TƯ VẤN CHUYÊN SÂU VỀ DA VÀ MỤN TUỔI TEEN

  • Bình luận facebook
  • Bình luận bài viết
[vivafbcomment]

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để mua hàng bạn vui lòng điền thông tin bên dưới, Vietlife Skincare Nano sẽ sớm liên hệ!

  • Phí COD: 30.000 VNĐ
  • Miễn phí ship : Từ 5 tuýp trở lên.
open facebook
Hỗ trợ trực tuyến
điểm bán
mua hàng
phone
zalo