Nguyên nhân gây mụn viêm và giải pháp

Khoảng 95% những người từ 11 đến 30 tuổi bị ảnh hưởng bởi mụn trứng cá ở một mức độ nào đó. Trong đó, mụn viêm là tình trạng mụn gây mất thẩm mỹ và nguy cơ để lại sẹo sau mụn rất cao nếu không điều trị đúng cách. Để tìm được giải pháp xử lý mụn viêm hiệu quả, bạn cần hiểu được nguyên nhân gây ra mụn viêm.

Nguyên nhân gây mụn viêm

Vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes), ngày nay được đổi tên thành Cutibacterium acnes là thủ phạm đằng sau các nốt mụn viêm. Mức độ của vi khuẩn này trong nang lông sẽ quyết định xem liệu mụn viêm có hình thành hay không.

Vi khuẩn này phát triển tốt nhất trong điều kiện yếm khí (không có oxy) và không truyền nhiễm, nó cư trú trên da của của tất cả chúng ta. Bình thường, P.acnes cùng với cộng đồng vi sinh vật (được cấu thành chủ yếu bởi các vi khuẩn thuộc ba chi chính là Corynebacteria , Propionibacteria và Staphylococci) giúp chúng ta duy trì một làn da cân bằng và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, khi 3 điều kiện lớn sau đây xảy ra, nó sẽ tạo điều kiện lý tưởng để P.acnes phát triển nhanh chóng, vượt quá số lượng mà da cần, từ đó gây nên mụn viêm.

Ba điều kiện lớn đó là:

  1. Tăng tiết chất bã nhờn trên da (dư thừa dầu trên da)
  2. Quá nhiều keratin (chất sừng) được sản xuất trong nang lông
  3. Sự tắc nghẽn của nang lông

Nguyên nhân gây mụn viêm 1

Ba điều kiện này sẽ tạo nên một con đường để mụn viêm hình thành, cụ thể như sau:

Sự tăng tiết bã nhờn làm rối loạn quá trình hình thành keratin trên da. Khi quá trình keratin hóa bị xáo trộn, các tế bào keratin đã chết sẽ không bong ra nữa mà liên kết lại với nhau ở lại trong lỗ chân lông. Tại đây, trong môi trường thiếu oxy, P.acnes gia tăng nhanh chóng về số lượng, tạo ra một trạng thái nhiễm trùng siêu nhỏ gọi là microcomedone (vi mụn). Lúc này nhìn từ bên ngoài, trông da vẫn bình thường, láng mịn. Nhưng theo thời gian (có thể là vài giờ, vài ngày hay vài tuần), vi khuẩn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông tiếp tục gia tăng số lượng. Tế bào miễn dịch trong cơ thể được hình thành để chiến đầu chống lại số lượng vi khuẩn vượt quá nhu cầu của da, từ đó gây nên phản ứng viêm, mụn viêm hình thành.

Vì thế, để xử lý được mụn viêm hiệu quả, chúng ta cần xử lý được 3 điều kiện lớn trên và vi khuẩn P.acnes.

Phần dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về 3 sự kiện lớn này và cách xử lý chúng.

Cách xử lý từng nguyên nhân gây mụn viêm

Tăng tiết chất bã nhờn trên da

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến da tăng tiết bã nhờn, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan:

  • Di truyền học. Nếu bạn có mẹ hoặc bố có làn da dầu, khả năng cao bạn sẽ thừa hưởng đặc điểm này. Bởi da dầu là thuộc tính di truyền được lưu truyền qua gen trong cây gia đình.
  • Môi trường. Độ ẩm trong không khí cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất bã nhờn. Ở những vùng khí hậu khô cằn hoặc lạnh, da thường bị khô, khiến các tuyến dầu hoạt động mạnh để làm ẩm da. Vào mùa hè, do ánh nắng mặt trời, da cũng tăng tiết bã nhờn nhiều hơn.
  • Rửa mặt quá nhiều. Nhiều người trong chúng ta có xu hướng rửa mặt nhiều lần trong ngày để da sạch sẽ hơn, ngăn ngừa bụi bẩn gây mụn. Tuy nhiên, việc rửa mặt quá nhiều lần bằng các loại sữa rửa mặt mạnh sẽ làm mất độ ẩm của da, khiến các tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu hơn nữa.
  • Mỹ phẩm. Nếu sử dụng sai các sản phẩm chăm sóc da, không chỉ khiến da tiết dầu nhiều hơn mà còn có thể gây ra dị ứng. Ngoài ra, các loại mỹ phẩm kém chất lượng (hàng giả, hàng nhái) không chỉ làm da bạn tiết nhiều dầu hơn mà còn có thể phá hỏng cấu trúc làn da của bạn.
  • Ăn uống. Các loại thực phẩm chứa nhiều đường, carbohydrate tinh chế và sữa, nếu tiêu thụ thường xuyên được cảnh báo là có thể làm tuyến bã nhờn hoạt động quá mức.
  • Thuốc. Thuốc thay thế hormone có thể gây tăng tiết bã nhờn. Một số loại steroid thì có tác dụng phụ là làm tăng sản xuất dầu trên da. Nhiều loại thuốc khác cũng có thể gây mất nước, làm khô da, dẫn đến tăng sản xuất dầu.
  • Thay đổi nội tiết tố. Hormone và sự thừa dầu trên da có mối quan hệ mật thiết với nhau. Androgens là hormone chủ yếu chịu trách nhiệm sản xuất dầu, tuy nhiên có những khoảng thời gian hormone này bị dao động và rối loạn, làm tuyến bã nhờn bị kích thích và tăng sản xuất dầu. Sự dao động này thường xảy ra trong giai đoạn dậy thì, ngay trước khi có kinh nguyệt, trong khi mang thai và trong thời kỳ mãn kinh. Căng thẳng và bệnh tật cũng có thể là nguyên nhân.

Tăng tiết chất bã nhờn trên da 1

Cách xử lý tại nhà

  • Nếu tình trạng tăng tiết bã nhờn trên da là do thói quen chăm sóc da của bạn (rửa mặt quá nhiều, ăn uống), bạn có thể ngăn ngừa chúng bằng cách thay đổi các thói quen này.
  • Nếu tăng tiết bã nhờn do mỹ phẩm và môi trường, bạn cần xác định lại loại da của mình để lựa chọn dòng mỹ phẩm thích hợp. Đồng thời, bạn cũng cần thay đổi các dòng chăm sóc da theo mùa, để phù hợp với thời tiết của mùa đó.
  • Nếu da thừa dầu do thuốc, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để đổi sang các loại thuốc khác hoặc giảm liều.
  • Nếu da thừa dầu do thay đổi nội tiết tố, bạn cần đi khám để được kê một số loại thuốc giúp ức chế sản xuất Androgens.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý một số bước chăm sóc da tại nhà sau đây để hạn chế và phòng ngừa tăng tiết bã nhờn trên da:

Nắm chắc các bước chăm sóc cơ bản. 

  • Bước 1: Làm sạch bằng sữa rửa mặt
  • Bước 2: Tẩy tế bào chết
  • Bước 3: Cân bằng, làm sạch sâu bằng toner (nước hoa hồng)
  • Bước 4: Đắp mặt nạ đất sét
  • Bước 5: Tinh chất đặc trị tùy vào vấn đề bạn muốn xử lý
  • Bước 6: Khóa ẩm bằng kem dưỡng.
Tăng tiết chất bã nhờn trên da 2

Hãy nắm chắc các bước chăm sóc da cơ bản (Ảnh minh họa)

Sử dụng sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày. Hãy tìm các loại sản phẩm có chứa axit salicylic hoặc tràm trà, đây là những chất có khả năng làm tan bã nhờn dư thừa; hoặc các sản phẩm có chứa Glycolic acid – một hoạt chất giúp cải thiện kết cấu tổng thể của da, làm sáng da. Thực hiện các bước chăm sóc cơ bản trên 2 lần mỗi ngày.

Tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần. Da dầu tạo điều kiện để tế bào da chết liên kết và vón cục trong lỗ chân lông, vì thế bạn hãy lựa chọn một sản phẩm tẩy da chết dành cho da dầu và thực hiện tẩy da chết 1-2 lần mỗi tuần.

Đắp mặt nạ đất sét. Mặt nạ đất sét có khả năng loại bỏ dầu thừa, giảm độ bóng cho da dầu trong thời gian ngắn. Hãy sử dụng các loại mặt nạ chứa các thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng như: mật ong, bơ, hạt mỡ, vv.

Lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi quá nhiều keratin

Lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi quá nhiều keratin 1

Quá nhiều keratin trong lỗ chân lông làm hình thành nên quá trình tắc nghẽn (Ảnh minh họa)

Hyperkeratinization hay tăng sừng nang là thuật ngữ y học nhằm để chỉ sự tích tụ tế bào chết trong lỗ chân lông.

Keratin là một trong những cấu trúc chính tạo nên lớp ngoài cùng của da, giúp bảo vệ da khỏi tác động của môi trường và giữ độ ẩm cho da. Ở điều kiện bình thường, các tế bào sừng này bong ra thường xuyên và tự rụng đi trong chu trình tái tạo (hay chúng ta còn gọi là tế bào chết), các keratin mới được hình thành ở bên dưới sẽ đẩy lên thay thế các tế bào đã bong.

Tuy nhiên, do sự tăng tiết bã nhờn, quá trình bong ra và rụng đi của keratin bị rối loạn, quá trình sản xuất các keratin mới cũng được đẩy nhanh hơn, tất cả những điều này khiến chúng liên kết lại với nhau và vón cục lại trong lỗ chân lông.

Cách xử lý tại nhà

Để xử lý tình trạng tế bào da chết tích tụ quá nhiều trong lỗ chân lông, bạn cần tẩy tế bào chết 2-3 lần/tuần như ở bước chăm sóc da cơ bản phía trên. Tiêu chí để lựa chọn tẩy tế bào chết dành cho da bị mụn viêm đó là:

  • Các sản phẩm dành cho da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu bị mụn
  • Sử dụng tẩy tế bào chết hóa học

Tẩy tế bào chết hóa học là phương pháp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng nhất, thường chia ra thành 2 dòng chính dựa vào thành phần của chúng:

  • Tẩy tế bào chết Alpha hydroxy acid (AHA). AHA là các thành phần có nguồn gốc thực vật, giúp làm tan các tế bào da chết trên bề mặt da của chúng ta. Chúng hoạt động tốt nhất cho các loại da khô đến bình thường.
  • Tẩy tế bào chết Axit beta hydroxy (BHA). BHA có khả năng loại bỏ các tế bào da chết từ sâu trong lỗ chân lông của bạn, giúp giảm sự tích tụ và làm vỡ nang lông của chúng (tế bào chết tích tụ và làm vỡ nang lông là nguyên nhân khiến mủ tràn sang các nang lông khác, khiến tình trạng mụn viêm nặng hơn). BHA là lựa chọn tốt cho da dầu và da hỗn hợp thiên dầu, cũng như da có sẹo mụn hoặc đốm nắng. Một trong những BHA nổi tiếng nhất là axit salicylic, bạn có thể tìm thấy trong nhiều rất nhiều sản phẩm tẩy da chết trên thị trường.

Lưu ý nhỏ. Do da bạn đang bị mụn viêm và rất nhạy cảm, nên trước khi sử dụng bất kì sản phẩm mới nào trên da, hãy thử áp dụng chúng lên một khu vực nhỏ của cơ thể (chẳng hạn như bên trong cánh tay). Nếu không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu kích ứng nào sau 24 giờ, bạn có thể thử sử dụng nó trên khuôn mặt của mình.

Lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi quá nhiều keratin 2

Vi khuẩn P.acnes

Sự nhân lên của vi khuẩn P.acnes khi lỗ chân lông bị bịt kín bởi bã nhờn và da chết là yếu tố trung tâm thúc đẩy mụn trứng cá trở thành mụn viêm.

Cách xử lý tại nhà

Để chấm dứt tình trạng viêm cũng như hạn chế mụn viêm mới hình thành, bạn cần tập trung khóa chân và tiêu diệt P.acnes để chúng không có cơ hội sinh sôi và bành trướng. Có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý vấn đề này:

Vi khuẩn P.acnes 1Sử dụng Benzoyl peroxide. Benzoyl peroxide có các nồng độ 2,5%, 5% và 10%, được sử dụng tùy vào tình trạng mụn viêm của bạn. Benzoyl peroxide có khả năng tiêu diệt vi khuẩn P.acnes trong lỗ chân lông nhờ cơ chế thâm nhập và giải phóng oxy (P.acnes là một vi khuẩn kỵ khí).

Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm chứa Benzoyl peroxide của các hãng: Humane, La Roche-Posay, Paula’s Choice, Clean & Clear, Acne.org, eucerin, Zapzyt, vv.

Sử dụng Axit azelaic. Axit Azelaic là một axit tự nhiên được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì và lúa mạch đen. Nó có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Vì thế, mang lại hiệu quả trong việc tiêu diệt P.acnes và hạn chế sự bùng nổ về số lượng của chúng.

Axit azelaic không kê đơn có sẵn ở dạng gel, kem, bọt. Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm chứa thành phần này ở một số hãng mỹ phẩm như: Finacea®, MEDSKIN ZELA, Paula’s choice, The ordinary, vv.

Sử dụng Gel dược liệu Nano.

Gel dược liệu nano có khả năng tác động trực tiếp vào vi khuẩn P.acnes làm ức chế sự phát triển của chúng. Ngoài ra, gel còn có khả năng điều chỉnh hoạt động của tuyến bã nhờn và làm giảm sự tắc nghẽn lỗ chân lông. Có được tác dụng toàn diện này là nhờ sự kết hợp độc đáo của 3 thành phần dược liệu:

Vi khuẩn P.acnes 2

  • Nano Curcumin NDN có hàm lượng hoạt chất Curcuminoid lên tới 22%, chống viêm, phục hồi tổn thương trên da, mờ sẹo thâm, nám
  • Tinh dầu Ngọc lan tây (Ylang Ylang) có khả năng điều chỉnh hoạt động của tuyến bã nhờn.
  • Tinh dầu Khuynh diệp giúp làm sạch – sáng da, kháng khuẩn, giảm viêm, chống oxy hoá trên da.
  • Nano Rutin NDN từ nụ hoa Hòe chống oxy hóa mạnh, giúp chống oxy hóa trên da, chống lão hóa da và làm đẹp da.
  • Nano Panax Notoginseng Saponin NDN từ củ Tam thất có tác dụng dưỡng da, giữ ẩm cho da, làm da căng mịn và đẹp hơn. Ngoài ra, Nano Saponin cũng giúp làm tăng khả năng thấm sâu của Nano Curcumin và Nano Rutin nên tăng cường hoạt tính của hai loại dược liệu trên.

Ưu điểm của Gel dược liệu Nano so với các sản phẩm khác đó là:

  • Sử dụng công nghệ nano hóa. Công nghệ nano giúp tạo ra các hạt nano có kích thước siêu nhỏ (chỉ 16 +-2 nm). Các thành phần dược chất sau khi được nano hóa ở kích thước siêu nhỏ này sẽ thẩm thấu vào da nhanh – mạnh – vượt trội, từ đó tối đa hóa công dụng của dược chất, mang lại hiệu quả trị mụn gấp cả ngàn lần dược liệu ở dạng thường.
  • Thành phần 100% dược liệu tự nhiên. Với chiết xuất từ 3 loại dược liệu quý: Nano Curcumin NDN (Curcuminoid 22%) – chiết xuất từ nghệ, Nano Rutin NDN – chiết xuất từ hoa hoè, Nano Panax Notoginseng NDN – chiết xuất từ củ tam thất, sản phẩm mang lại hiệu quả tự nhiên mà không kích ứng da, không tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài.
  • Hiệu quả với mọi loại mụn trứng cá.
  • Dạng gel dễ dàng làm sạch sau khi bôi
  • Tác động toàn diện cho mọi loại da
  • Không gây nhờn, dính, dầu trên da

Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Nếu sau 3 tháng điều trị tại nhà mà tình trạng mụn viêm của bạn vẫn không thuyên giảm hoặc bạn bị mụn viêm trầm trọng, hãy cân nhắc tới việc đi khám bác sĩ da liễu. Tại đây, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám cụ thể và kê cho một số loại thuốc theo toa, giúp điều trị tình trạng mụn viêm mạnh và nhanh hơn.

Một số loại thuốc được kê có thể là:

  • Kháng sinh đường uống
  • Kháng sinh tại chỗ
  • Thuốc tránh thai đường uống
  • Isotretinoin
  • vv

Kết luận

Nguyên nhân gây ra mụn viêm là do vi khuẩn P.acnes. Nhưng, để P.acnes có thể gây ra tình trạng viêm, cần có sự kết hợp của 3 điều kiện lớn:

  • Sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn khiến da thừa dầu
  • Keratin (tế bào chết) được sản xuất quá nhiều
  • Sự tắc nghẽn của nang lông

Để điều trị mụn viêm hiệu quả, mục tiêu là tiêu diệt P.acnes và giải quyết 3 điều kiện lớn trên. Bạn có thể điều trị mụn viêm tại nhà bằng một số lựa chọn điều trị không kê đơn có sẵn. Nếu tình trạng không thuyên giảm, hãy tới gặp bác sĩ da liễu.

Quá trình điều trị mụn viêm là một quá trình dài, bạn cần thời gian và sự kiên nhẫn để tìm ra phương pháp phù hợp với mình. Vì thế đừng nản lòng hay tự ti về bản thân.

Mọi vấn đề cần sự giải đáp của chuyên gia, bạn có thể gọi tới số hotline 0914 307 022 của chúng tôi hoặc để lại bình luận tại bài viết này.

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: cách trị mụn đầu đencách trị sẹo và vết thâm trên mặtcách trị mụn viêmcách chữa mụn viêm tại nhà

5/5 (1 Review)
Có thể bạn quan tâm:
minigame từ 15/11 - 30/11 review hay nhận quà ngay
hướng dẫn mua hàng
đặt mua hàng

NHẬN NGAY TƯ VẤN CHUYÊN SÂU VỀ DA VÀ MỤN TUỔI TEEN

  • Bình luận facebook
  • Bình luận bài viết
[vivafbcomment]

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để mua hàng bạn vui lòng điền thông tin bên dưới, Vietlife Skincare Nano sẽ sớm liên hệ!

  • Phí COD: 30.000 VNĐ
  • Miễn phí ship : Từ 5 tuýp trở lên.
open facebook
Hỗ trợ trực tuyến
điểm bán
mua hàng
phone
zalo